Chất ngọt Hoàng Gia

Trong lúc thế giới đang loay hoay với những căn bệnh đáng sợ đó thì thiên nhiên đã ban tặng cho loài người những món quà đơn giản nhưng diệu kỳ. Cỏ ngọt stevia, cây thần kỳ và hàng loạt những thảo dược thiên nhiên khác đang thay đổi thói quen của thế giới…Một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm đã bắt đầu!

 Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng. Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản.

Ứng dụng của cây cỏ ngọt

Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.
Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm.
Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.

Những câu chuyện xung quanh cây cỏ ngọt

Chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của cây.
Cỏ ngọt stevia cũng đang là tâm điểm cuộc chiến giữa 2 người khổng lồ trong lĩnh vực nước giải khát là Pepsi và Coca khi nó được xem là sẽ hâm nóng thị trường nước giải khát có gaz dạng “không có calorie” và “100% natural”. Hiện cả hai tập đoàn đã âm thầm thử nghiệm các sản phẩm làm từ chiết xuất stevia, với tên gọi PureVia ở Pepsi và Truvia ở Coca.ong thiên nhiên có nhiều loại cây chứa đường năng lượng thấp, với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế đường cho những người phải kiêng loại thực phẩm này. Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một loại cây như thế.

Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.

Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng...

Chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của cây.

Cỏ ngọt cũng được dùng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Một thí nghiệm được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50, cho thấy, loại trà này có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định.

Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm, chẳng hạn sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.

Đang trực tuyến: 71
Lượt truy cập: 919611