Cây cỏ ngọt

Thèm ngọt là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể , nhưng nếu ăn ngọt quá nhiều và quá thường xuyên cũng sẻ không tốt cho sức khỏe. Sâu răng, béo phì và tiểu đường là những vấn đề có thể xảy ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hóa học tạo vị ngọt có thể được dùng để thay thế đường . Những chất này  có vị ngọt hơn đường nhiều gấp  cả trăm lần, nhưng lại cho rất ít calo.  Có thể nêu ra đây một vài thí dụ  như : saccharin (Sweet N Low ), sodium cyclamate ( Sucaryl ,Twin Sugar ) , sucralose (Splenda ), AceSulfame potassium ( Ace K, Sweet One, Sunnett  ), và phổ biến nhất là chất  aspartame  (NutraSweet , Equal, Spoonful, Canderal …) mà chúng ta thấy hiện diện trong hầu hết các thức ăn và đồ uống kiêng . Mặc dù rẻ và tiện lợi nhưng người ta vẫn e ngại  ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khoẻ . Saccharin nay  đã bị cấm sử dụng tại 1 số quốc gia , một số thí nghiệm cho thấy nó tạo ung thư bàng quang ở loài chuột . Còn đối với những người  mắc bệnh Phenylketonuria (PKU ) thì họ không nên dùng chất aspartame .. Đây là 1 loại bệnh di truyền , rất hiếm thấy, trong đó vì sự lệch lạc của 1 gene nên cơ thể không sản xuất ra được 1 enzym để khử bỏ chất phenylalanine . Khi ăn vào , aspartame sẽ được phân ra thành aspartic acidphenylalanine . Chất sau này tích tụ nhiều trong não , sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ưong , và có thể chết . Aspartame cũng còn bị dư luận gán cho nhiều thứ tội khác nữa , nhưng tất cả đều bị giới y khoa bác bỏ hết …. Trước viễn cảnh không mấy sáng sủa của các chất ngọt hóa học , tâm lý chung của người tiêu thụ là tìm về với những sản phẩm thiên nhiên.  Trong nhóm những chất tạo vị ngọt thiên nhiên , cây Cỏ ngọt  càng ngày càng được nhiều người chú ý đến. 

Cây cỏ ngọt được nhập trồng thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 1988. qua thử nghiệm trồng cho thấy cỏ ngọt không yêu cầu khắt khe về đất đai, cỏ ngọt thích ứng với những vùng khí hậu khác nhau của nước ta, sinh trưởng tốt tại Sông Bé, Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Yên Bái, Bắc Giang. Trồng bằng hạt, tách bụi hay dâm cành. Trong một lần có thể thu hoạch trong 3-5 năm. thuận tiện cho việc phát triển kinh tế vườn làm tăng năng suất, tăng thu nhập.

Với ý nghĩa về mặt kinh tế, cộng với tác dụng tốt của loại thảo dược thiên nhiên này, cây cỏ ngọt ngày được phát hiện nhiều hơn thay thế dần các loại đường khác trong cuôc sống hàng ngày, mở ra thị trường tiêu thụ ngày càng lớn.

 Công ty cổ phần Stevia Venturesdoanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng và xây dựng một lộ trình cho nhà máy chiết xuất và chế biến thực phẩm từ Stevia ở Việt Nam, với mong muốn nhanh chóng nối nhịp với các nước phát triển trên thế giới về lĩnh vực cây dược liệu với công nghệ thực phẩm trong tương lai. Công ty đã nhập khẩu giống cỏ ngọt Morita 3 (M 3) được nghiên cứu và lai tạo tại Nhật Bản là giống cỏ ngọt có hàm lượng đường cao lớn hơn 13% hàm lượng chất khô, đặc biệt có tỷ lệ Reb A cao,  dễ trồng, dễ chăm sóc, đem lại năng suất cao và có khả năng kháng bệnh tốt.

Cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana Bertoni (Hem-shi), thuộc họ cúc: Asteraceae

Cây cỏ ngọt còn gọi là cỏ mật, cỏ đường. Các nước trên thế giới còn gọi là cây thay thế đường (Sweetener-sugar substitute) có nguồn gốc từ nước Paragoay (Nam Mỹ), dân bản xứ gọi là "Ka hê ê" được chuyển thành cây trồng từ năm 1931.

Ý nghĩa kinh tế

Hiện nay đã phát hiện trên 100 loài thuộc chi Stevia, nhưng chất ngọt chỉ tìm thấy ở loài Stevia rebaudiana, không tìm thấy Glucozit ở các loài Stevía khác.

Chất ngọt chính là Steviozit chiếm từ 7-10% chất khô, có thể sử dụng ở dạng thô hoặc trộn với chè xanh hoặc chè đen để uống. Có thể chế biến thành si rô, bột hoặc tinh thể, dùng bao bọc các loại thuốc hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm làm bánh kẹo, nước hoa quả...

Ưu điểm: có tính bảo đảm cao, không mốc, đảm bảo tính an toàn của chất phụ gia thực phẩm. Chất ngọt từ cây cỏ ngọt rất có giá trị dùng để thay thế cho các thức ăn nghèo calo đáp ứng nhu cầu cho người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì... đây là loại đường có năng lượng thấp đang được thế giới ưa dùng trong công nghiệp thực phẩm để thay thế các loại đường có năng lượng cao. Ngoài ra còn dùng để chế biến các loại kem làm mềm da, sữa làm mượt tóc.

Thành phần hóa học

Từ năm 1908 Resenack, năm 1909 Dieterick đã phân ly được Glucozit từ lá cỏ ngọt. Năm 1931 Bridel và Navieille tìm được Glucozit đó là Steviozit. Chất Steviozit thuỷ phân cho 3 phân tử Steviol và Izosteviol. Chất Steviol ngọt hơn đường 300 lần.

Bằng phương pháp sắc ký bản mỏng và một số phương pháp sắc ký khác người ta đã tìm thấy các chất ngọt có trong lá Stevia rebaudiana. Kết quả thu được 11 chất khác nhau từ lá cỏ ngọt, chủ yếu là các chất có tính ngọt có điểm nóng chảy khác nhau.

Steviozit được sử dụng trong y học và dược.

Ở một số nước trên thế giới đặc biệt là Braxin và Paragoay người ta sử dụng Steviozit cho bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Ngày nay người ta còn sử dụng để bao bọc các loại thuốc đắng. Ở Việt Nam Steviozit cũng được dùng rộng rãi.

Steviozit được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.

Hàng năm ở Nhật bản thường sử dụng khoảng 50 tấn Steviozit trong công nghiệp bánh kẹo, nước hoa quả, rượu mầu, các món tráng miệng đông lạnh... ở Paragoay nơi sinh ra cây trồng quý giá này thường dùng pha chế chè làm nước giải khát. Trên thế giới có 3 nước dùng cỏ ngọt nhiều trong công nghiệp thực phẩm là Nhật Bản, Braxin và Paragoay. Ngoài ra Stevia còn được chế biến sữa làm mượt tóc. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, các khách sạn đã sử dựng nhiều các chế phẩm từ cỏ ngọt.

Cây cỏ ngọt được nhập trồng thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 1988. qua thử nghiệm trồng cho thấy cỏ ngọt không yêu cầu khắt khe về đất đai, cỏ ngọt thích ứng với những vùng khí hậu khác nhau của nước ta, sinh trưởng tốt tại Sông Bé, Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Yên Bái. Trồng bằng hạt, tách bụi hay dâm cành. Trong một lần có thể thu hoạch trong 5-10 năm. thuận tiện cho việc phát triển kinh tế vườn làm tăng năng suất, tăng thu nhập.

Với ý nghĩa kinh tế, tác dụng tốt của cây cỏ ngọt ngày được phát hiện nhiều hơn thay thế dần các loại đường khác trong cuôc sống hàng ngày, mở ra thị trường tiêu thụ ngày càng lớn.

Đang trực tuyến: 61
Lượt truy cập: 919601