Bản tin trong nước
Hàm lượng đường của cỏ ngọt gấp 300 lần mía
02/07/2012 01:24:29

Đó là khẳng định của các chuyên gia về dược liệu đối với loài cỏ ngọt hiện nay nhiều người dân đang dùng. Có thể dùng cỏ để chữa béo phì, cao huyết áp...
Ngọt nhưng không béo

Theo ông Ngô Văn Trại, Viện dược liệu, cỏ ngọt mà nhân dân hay gọi có tên khoa học là Stevia rebaudiana, thuộc họ cúc. Cỏ còn được gọi bằng các tên thân thuộc khác như cỏ đường hay cúc ngọt. Cỏ ngọt có nguồn gốc từ Paraguay, được nhập vào trồng ở nước ta từ năm 1988.
 
Thành phần hóa học chính có trong lá cỏ ngọt là heterosid diterpenic dẫn xuất của phyllocladen, riêng steviosid chiếm khoảng 7%. Cỏ có độ ngọt gấp 150 - 280 lần so với đường saccarose (từ mía).



Phái đoàn Việt Nam trong một cuộc Hội thảo về cây cỏ ngọt tại Isael

Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập tới bản chất về độ ngọt của cỏ ngọt. Tuy nhiên, chất steviosid do không có năng lượng nên không thay thế được đường mía mà chỉ được dùng thay cho đường công nghiệp thực phẩm, trong công nghiệp dược phẩm. Thay vào đó, cỏ ngọt được dùng nhiều vào các mục đích như giảm chất béo cho các đối tượng cần “kiêng” đường như bệnh nhân đái tháo đường và bệnh béo phì.

ThS Ngô Đức Phương, phòng tài nguyên dược liệu, Viện dược liệu cũng cho rằng, vị ngọt của cỏ có cấu trúc hóa học khác cấu trúc đường mía là không chuyển hóa thành chất béo nên được ứng dụng nhiều trong thực phẩm công nghiệp. Ví dụ, cỏ ngọt được chiết xuất để làm đường mứt kẹo cho trẻ nhỏ, nấu chè. “Đây là một cách ứng dụng nhằm đánh lừa cảm giác người ăn”, ThS Phương nhấn mạnh.

Ví dụ, trước đây khi nấu nước chè nhân trần người ta cho thêm cam thảo để tăng độ ngọt, nhưng giờ không dùng mà thay thế bằng cỏ ngọt. Điều này nhằm tránh lo lắng của người dân khi có thông tin nhân trần và cam thảo có chất độ kỵ nhau!

Dùng làm thuốc chữa béo phì

Theo các chuyên gia, cỏ ngọt không gây tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên có thể được ứng dụng rộng rãi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng cỏ ngọt có thể thay thế đường mía nhằm các mục đích cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, còn có các bài thuốc hay, dễ ứng dụng từ cây cỏ ngọt này. Cụ thể, cỏ ngọt có khả năng giúp hạ đường huyết, giãn mạch để lưu thông khí huyết, hạ huyết áp, kháng khuẩn, tránh thai.

Thử nghiệm trên người ở các nước phát triển cho thấy: uống 30 ngày liên tục nước cỏ ngọt giúp giảm 9,5% huyết áp.

Để chữa đái tháo đường mỗi lần uống 2,5g lá, chia ngày 4 lần, uống nhiều ngày.

Chữa béo phì bằng cách uống 3 - 4g/lần, ngày uống 3 - 4 lần.

Ngoài ra, cỏ ngọt được ứng dụng trong việc sản xuất túi trà dạng lọc hoặc chiết xuất tinh thể steviosid dùng cho nhu cầu trong đời sống.

Cây cỏ ngọt chỉ cao khoảng 25 -30cm. Có thể trồng tại các gia đình theo cách chiết cành, giâm bụi. Cách trồng cùng rất đơn giản, không cầu kỳ: chỉ cần tưới nước, bón phân bình thường, không áp lực về ánh sáng. 

Thiên Thanh: Theo kienthuc

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Đang trực tuyến: 14
Lượt truy cập: 814013