Ngành thủy sản ở Việt Nam và ý tưởng từ Stevia
Phân tích kinh tế chiến lược của ngành thủy sản ở Việt Nam
30/05/2012 15:41:55
Sáng 3/12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)- Bộ Kế hoạch Đầu tư và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố báo cáo "Phân tích kinh tế chiến lược của ngành thủy sản ở Việt Nam" nhằm công bố những kết quả nghiên cứu và nêu ra những khuyến nghị chính sách giúp cho ngành thủy sản có những giải pháp thiết thực, góp phần vào công tác điều hành hoạch định chính sách của ngành thủy sản trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, Ngài Jonh Nielsen, Đại sứ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam nhấn mạnh, thủy sản Việt Nam đang nằm trong số 20 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Thời gian qua, thủy sản Việt Nam đã đóng góp phần lớn trong phát triển kinh tế Việt Nam; đồng thời, góp phần cải thiện môi trường, mức sống của Việt Nam. Ngài Jonh Nielsen cho biết, bản báo cáo này nhằm đưa ra phân tích kinh tế toàn diện, trong đó nêu ra các bằng chứng, trước khi đem ra xem xét các mục tiêu phát triển kinh tế của ngành thủy sản. Báo cáo cũng xác định xem lĩnh vực nào, cơ chế nào tốt nhất mang lại giá trị; đồng thời, có các giải pháp bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.
Ông Simon McCoy, nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển, Đại học Copenhagen cho rằng thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ngành nuôi trồng đã phát triển nở rộ cho đến hiện tại nhưng chưa có những đánh giá thực sự nghiêm túc về tác động môi trường hoặc tác động xã hội. Do vậy, cả ngư dân đánh bắt và ngư dân nuôi trồng đều đang bị ảnh hưởng do sản lượng hải sản đánh bắt giảm.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 của ngành thủy sản là đóng góp 30-35% tỷ trọng cả ngành nông -lâm- thủy sản và tăng trưởng 8-10%/năm. TS Nguyễn Mạnh Hải, Phó Trưởng ban, Ban Chính sách dịch vụ công, Viện CIEM cho biết, một những giải pháp báo cáo đã đưa ra nhằm phát triển ngành thủy sản Việt Nam như: tăng cường đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi; tăng cường hiệu lực thực thi luật/ quy định về quản lý môi trường (xử lý nước thải, hạn chế sử dụng hóa chất). Nhằm giảm thiểu đánh bắt quá mức và tăng tính bền vững trong đánh bắt hải sản, ngành cần nỗ lực xây dựng và hỗ trợ ngư dân tìm kiếm việc làm phù hợp để thay thế trong và dài hạn; xây dựng chiến lược thích ứng với thay đổi khí hậu đối với đánh bắt hải sản và các vùng miền khác; tăng cường hoạt động các hiệp hội các nhà sản xuất hoặc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) và các chi nhánh cấp tỉnh để hỗ trợ giảm thiểu tiêu cực do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nội địa và đơn vị xuất khẩu làm tổn hại lợi ích tất cả các bên cũng như tổn hại cho ngành thủy sản và nền kinh tế.
Thúy Hiền
Các tin khác