Thực đơn cho người bị tiểu đường
"Tôi bị bệnh tiểu đường nên phải kiêng đường và phải ăn ít bột. Làm sao để tránh đói và không thấy nhạt nhẽo khi không được ăn uống có đường?"
Dương Văn Khanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Bạn phải đi khám ở các phòng chuyên khoa và phải uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của BS. Cần định kỳ kiểm tra đường máu (trước ăn và sau ăn) để BS điều chỉnh lại chế độ thuốc men.
Muốn ăn kiêng đường và ít chất bột mà không đói thì cần ăn đủ chất đạm (protein) và nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Để tránh khó chịu khi uống thức uống không đường có thể mua ở siêu thị các loại “đường kiêng” hay còn gọi là chất ngọt không năng lượng. Trên thị trường thường có các loại đường kiêng như Saccharin (Sweet N Low), Sodium cyclamate (Sucaryl, Twin Sugar), Sucralose (Splenda), AceSulfame potassium (Ace K, Sweet One, Sunnett) và phổ biến nhất là chất Aspartame (NutraSweet, Equal, Spoonful, Canderal), đó là các đường không năng lượng. Hiện trên thế giới các nhà khoa học vẫn còn hai trường phái tranh luận chưa ngã ngũ.
Đó là Aspartam có hại cho cơ thể hay không? Có một loại chất ngọt không năng lượng thứ hai được coi là hoàn toàn vô hại là chất ngọt không năng lượng chiết xuất từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni). Sản phẩm chiết xuất tinh khiết được bán trên thị trường có tên gọi là Truvia. Cỏ ngọt là một loại cây thảo, thân mảnh, khi nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm. Cây này có nguồn gốc từ Paraguay và các vùng núi Tây Nam của lục địa Mỹ Latinh. Ở quê hương của nó, loại cỏ này được gọi là Caá-êhê, Azucá-caá hay Kaá-hê-e, có nghĩa là cỏ có vị ngọt.
Cây cỏ ngọt mọc ở các vùng rừng rậm cận nhiệt đới, độ cao khoảng 500-1.500 mét trên mực nước biển, với nhiệt độ trung bình 25°C và lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 mm. Cỏ ngọt được dùng rộng rãi từ lâu tại Nam Mỹ. Tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, loại cỏ này được dùng làm thực phẩm từ khoảng 40 năm nay. Tại Việt Nam, cỏ ngọt bắt đầu được trồng và sử dụng từ cuối những năm 1980. Từ cỏ ngọt, thoạt tiên người ta chiết ra chất steviosid, một loại đường thiên nhiên không có nitơ, với hàm lượng 3-10% trong lá khô, độ ngọt gấp 150-300 lần đường ăn. Steviosid có khả năng bền vững với nhiệt độ và acid nên nó không bị biến chất và không bị lên men trong dạ dày.
Từ cỏ ngọt người ta có thể chiết xuất ra được rebaudiosid A, còn ngọt hơn steviosid, và nhiều chất khác. Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt. Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1.000 tấn lá Stevia. Một số lượng lớn cần phải được nhập thêm từ Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) và Trung Quốc. Họ sử dụng chất tạo vị ngọt stevioside trong kẹo cao su - chewing gum, bánh trái, và trong các loại nước ngọt như Coca Cola. Nói chung, tại các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ thì chất ngọt của Stevia được công nhận và được cho phép sử dụng rộng rãi như một chất phụ gia (food additive).
Để có thể mua giống cây cỏ ngọt để trồng, tự sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm bạn có thể liên hệ với Công ty cổ phần Stevia Ventures (Stevia Ventures Corporation - Stevia Corp). Địa chỉ: Phòng 602, CC2A, toà nhà Thanh Hà, Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Điện thoại: 04 36416827/ 0983.579478. Fax: 04 36416824. Thư điện tử (Email): steviaventures@gmail.com.