Nhân giống cỏ ngọt bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
16/10/2011 13:15:31
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn giống sạch bệnh, tỷ lệ nhân giống nhanh và nhu cầu rất lớn của thị trường, Công ty CP Stevia Ventures đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, bộ môn công nghệ sinh học do Thạc sỹ Lê Thục Anh làm Trưởng bộ môn, cùng nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ( Tissue cultures).
Phòng R&D Công ty cổ phần Stevia Ventures được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu chuyên sâu về các phương pháp ứng dụng liên quan đến cây cỏ ngọt, cụ thể gồm hai nội dung sau đây:
1. Nghiên cứu về các quy trình làm giống, quy trình trồng, chăm sóc, quy trình thu hoạch bảo quản cây cỏ ngọt Stevia Rebaudiana Bertoni.
2. Nghiên cứu về các ứng dụng trong việc sử dụng đường chiết xuất từ cây cỏ ngọt để sản xuất các loại đồ uống, thực phẩm...nhằm thay thế dần đường mía, đường hóa học đang sử dụng trong công nghệ thực phẩm, nâng cao hơn nữa ý thức về việc sản xuất những sản phẩm có lợi cho sức khỏe của con người.
Đội ngũ nghiên cứu là các kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư công nghệ sinh học và các thạc sỹ, tiến sỹ thuộc ngành dược liệu phối kết hợp. Tham khảo các ứng dụng và nghiên cứu đã có trên thế giới, Việt Nam đang từng bước xây dựng lộ trình cho hệ thống các sản phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con người bằng cách ứng dụng đường cỏ ngọt , loại đường 100% tự nhiên, không calo, không chất nito bảo quản, không hóa chất..và là một trong những phát chế đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng.
Phòng nghiên cứu quy trình làm giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào có những ưu điểm nhất định như: Cung cấp lượng cây mẹ lớn, đồng nhất về độ tuổi và hoàn toàn sạch bệnh. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, chi phí sản xuất bằng phương pháp này cao hơn hẳn so với phương pháp nhân giống vô tính ( giâm cành). Hiện công ty đã xây dựng được quy trình nhân giống và thành công trong phạm vi phòng thí nghiệm, bước tiếp theo Công ty sẽ đầu tư để tiến xa hơn nữa nhằm thương mại hóa cây giống được sản xuất bằng phương pháp cấy mô. Đây là một bước nhảy quan trọng để đảm bảo rằng, nguồn cây mẹ đưa ra là nguồn cây hoàn toàn sạch bệnh, đó cũng là một yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo cho năng xuất và hiệu quả lao động của người dân.