Dự án 3PAD - Tỉnh Bắc Kan
Tổng quan về Dự án
09/10/2013 16:38:30

Để thúc đẩy nhanh kế hoạch phát triển mở rộng vùng nguyên liệu, trong 2 năm qua, Công ty CP Stevia Ventures đã không ngừng tìm kiếm đối tác và phối kết hợp với các chương trình quốc gia nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng ngành hàng và làm tăng hiệu quả canh tác của người dân. Tháng 10/2013, Công ty đã được UBND Tỉnh Bắc Kan phê duyệt dự án với quy mô 80Ha cho 2 cây trồng trên 2 huyện: Na Rì & Ba Bể. Tổng mức đầu tư: 16.130.500.000 đồng.

Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với cây cỏ ngọt, cây ớt và xây dựng nhà máy sơ chế nông sản xuất khẩu tại Tỉnh Bắc Kạn. Dự án tập trung vào xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đối với 2 loại cây trồng: Cây ớt và cây cỏ ngọt, trong đó các sản phẩm bao gồm danh mục cụ thể như sau:

     Đối với cây cỏ ngọt:

+ Lá cỏ ngọt khô.

+ Thân lá cỏ ngọt khô.

+ Cỏ ngọt dạng nghiền.

Đối với cây Ớt:

 

+ Ớt tươi

+ Ớt cấp đông

+ Ớt bột

+ Ớt hun khói

+ Ớt tương.

 

Thị trường và tiêu thụ: Sản phẩm của dự án đáp ứng yêu cầu của cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Tiêu chí xây dựng  chuỗi sản phẩm  từ phát triển nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, có thể nói nhu cầu đối với sản phẩm từ cỏ ngọt và từ ớt là rất lớn, đặc biệt cho mục đích xuất khẩu. 

Phát triển/Đầu tư:  Trên cơ sở nhận định thị trường và căn cứ vào các Hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài, hiện nay nguồn hàng hóa đã triển khai qua các năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường bởi diện tích triển khai còn thiếu rất nhiều. Do đặc thù đối với ngành sản xuất nông nghiệp, khi đưa giống cây trồng mới vào VN để thử nghiệm, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, do đó, lộ trình cơ bản cho một cây trồng mới có đủ điều kiện phát triển vùng ở VN đó là quy trình khảo nghiệm, đánh giá khảo nghiệm và công bố chất lượng giống cây trồng. Cỏ ngọt là một cây trồng mới nên mặc dù nhập khẩu về VN từ năm 2009, nhưng đến 2011 mới hoàn thiện các quy trình khảo nghiệm và công bố giống, sau đó sản xuất đại trà tại VN. Đến nay, tổng diện tích trên cả nước đạt khoảng hơn 400Ha, tuy nhiên, nhu cầu về hàng hóa cần tới 2000Ha mới đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường giai đoạn hiện nay.

Đối với cây ớt, Công ty mới tiến hành nhập giống và triển khai ở VN 1 vụ Đông Xuân 2012 đến nay, đây là cây trồng không cần đánh giá và công bố chất lượng nên sau khi thử nghiệm cho kết quả cao, Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế đối với một số các đối tác nước ngoài như Hà Lan, Hàn Quốc nhằm xuất khẩu một số hàng hóa từ sản phẩm ớt tươi. Nhu cầu khách hàng đang ký kết với Công ty là 2000 tấn/ năm, hiện tổng diện tích đã cam kết triển khai của các vùng trong cả nước đạt 140 Ha, nhu cầu triển khai tiếp theo cần tối thiểu 100 – 120Ha nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu, bên cạnh đó, các hợp đồng sản xuất trong nước còn bỏ ngỏ rất nhiều.

Từ các phân tích trên đây, doanh nghiệp xác định nhiệm vụ trọng tâm là lựa chọn được các địa vùng thích hợp, xây dựng được mô hình quản lý hiệu quả nhằm phát triển vùng nguyên liệu đạt chất lượng theo yêu cầu cung ứng của thị trường. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng đã xác định nhiệm vụ xã hội trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mô hình canh tác, hướng nghiệp cho bà con nông dân thuộc vùng có tỷ lệ các hộ nghèo cao. Bắc Kạn là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân tộc thiểu số rất đông. Cơ sở để phát triển kinh tế chung toàn tỉnh không đồng đều dẫn đến  nhiều vùng kinh tế chưa phát triển, có những địa bàn các hộ nghèo và cận nghèo lên đến 70%.

Kế hoạch triển khai trồng cỏ ngọt và ớt tại hai Huyện của Tỉnh Bắc Kạn là Na Rì và Ba Bể năm 2013-2014 như sau:

+ Diện tích trồng cỏ ngọt: 20Ha

+ Diện tích trồng ớt: 60Ha

 

Sau khi triển khai và áp dụng thành công mô hình quản lý tại Bắc Kạn, doanh nghiệp sẽ xây dựng lộ trình tiếp theo cho các năm tới nhằm tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho nhà máy sơ chế tại địa bàn trong Tỉnh. Kế hoạch triển khai các năm xác định theo nhu cầu hiện tại như sau:

Năm 2013: 80Ha

Năm 2014: 150Ha

Năm 2015: 250Ha

Năm 2016: 350Ha

Năm 2017: 500 Ha

Mô hình hoạt động của dự án được nghiên cứu theo mô hình Hợp tác xã phát triển. Qua khảo sát tại địa bàn 3 Huyện thuộc Tỉnh Bắc Kạn, cũng là điểm thuộc quy hoạch cho dự án, chúng tôi nhận thấy, các điều kiện về phát triển nông nghiệp được coi là thuận lợi hơn thuộc 2 huyện Na Rì và Ba Bể. Huyện Pắc Nặm có diện tích dành cho nông nghiệp rất ít. Do vậy, mục tiêu phát triển và định hướng quy hoạch sẽ tập trung vào 2 huyện: Huyện Na Rì và Huyện Ba Bể.

Phương án triển khai dự án: Dự án triển khai trên cơ sở kết hợp 4 nhà: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà nông.

Cơ hội phát triển:

Cơ hội xuất phát từ đặc thù cây trồng:.Với những kinh nghiệm thực tế và đánh giá từ những mô  hình đã triển khai tại các tỉnh trong cả nước, chúng tôi nhận thấy, việc hình thành các mô hình hợp tác xã phát triển để đưa cây trồng mới, công nghệ mới vào ứng dụng trong các hộ dân là một mô hình rất nhiều ưu điểm, đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển nông thôn mới của Chính phủ. Bằng mô hình này, chúng ta hoàn toàn quy tụ được các hộ dân cùng đoàn kết đồng lòng xây dựng những cánh đồng vàng trong toàn Tỉnh. Bên cạnh đó, cây cỏ ngọt và cây ớt được đánh giá là hai cây trồng tiềm năng hiện nay. Nhu cầu xã hội và nhu cầu xuất khẩu đối với hai cây trồng này là rất lớn. Dự án Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với cây cỏ ngọt, cây ớt và xây dựng nhà máy sơ chế nông sản xuất khẩu tại Tỉnh Bắc Kạn thành công mang lại những đóng góp to lớn cho tỉnh Bặc Kạn cụ thể:        

+ Dự án góp phần giải quyết công ăn việc làm cho các lao động địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

+ Phát triển đúng đường lối định hướng của toàn tỉnh, đó là phát hiện cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị nhân văn cũng như định hướng ổn định, lâu dài để phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

+Tạo mới ngành nghề trong địa bàn Tỉnh, xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung và ổn định tại địa bàn dự án.

+ Hội nhập và trở thành mắt xích quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới.

+ Gắn kết các hộ dân theo mô hình hợp tác xã phát triển nhằm phát triển kịnh tế tập thể.

+ Sử dụng những dịch vụ trong Tỉnh như điện, nước, các dịch vụ gia tăng, góp phần phát triển xã hội.

 

+ Quá trình thực hiện dự án sẽ đào tạo được lực lượng đội ngũ kỹ thuật viên nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật trực tiếp cho người sản xuất. Đưa tiến bộ mới cho người nông dân, đồng thời là mô hình nhân rộng cho các huyện và các địa bàn khác có điều kiện sản xuất.

 

Các dự án khác
Đang trực tuyến: 49
Lượt truy cập: 919655